Sửa chữa hệ thống khung gầm ô tô là một công việc bảo dưỡng và chăm sóc xe hơi vô cùng quan trọng vừa để bảo vệ tuổi thọ cho chiếc “xế yêu” của bạn, vừa đảm bảo an toàn cho bạn cùng hành khách trên mỗi chặng đường. Vậy khi nào cần tiến hành ? Nên mang xe đến đâu để sửa chữa? Hãy cùng Hà Thành Garage tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Cấu tạo khung gầm ô tô
Khung gầm ô tô có chức năng nâng đỡ tất cả các bộ phận trên xe, đây là nơi kết nối mạch lạc các liên kết để toàn bộ các bộ phận của xe được hoạt động một cách đồng bộ. Hiểu đơn giản, khung gầm xe được ví như bộ xương sống của toàn bộ chiếc xe, giúp nâng đỡ và liên kết chức năng của các bộ phận khác. Chính vì vậy, một chiếc xe sở hữu khung gầm tốt sẽ giúp xe di chuyển êm ái, hoặc sẽ bảo vệ an toàn cho hành khách khi xảy ra sự cố va chạm mạnh.
Khung gầm chính có 2 loại khung rời vỏ và khung liền vỏ.
- Khung liền vỏ: Loại khung này hiện nay được sử dụng phổ biến trên các dòng xe con, sedan. Khung liền vỏ sẽ được sản xuất gắn liền với các chi tiết vỏ xe như nắp ca-pô, cánh cửa, phần đuôi xe…
- Khung rời vỏ: Loại khung này được sử dụng cho dòng xe SUV, xe tải và xe bán tải. Vỏ xe và khung xe được sản xuất ở hai dây chuyền hoàn toàn khác nhau và được kết nối với nhau từ bộ phận khung đỡ lực với khung đỡ vỏ xe.
Kết cầu gầm xe ô tô gồm 3 bộ phận chính sau:
- Trục các - đăng: Là truc ống nối 2 bộ vi sai, có vai trò hỗ trợ truyền lực từ động cơ đến bánh xe để xe vi chuyển. Tốc độ quay của trục các - đăng sẽ quyết định vận tốc của xe.
- Vi sai: Bộ vi sai gồm nhiều bánh răng liên kết với nahu, có tác dụng hỗ trợ truyền lực từ động cơ đến trục các - đăng và bánh xe.
- Bánh xe: Cấu tạo gồm: lốp bọc ngoài, ruột bên trong, vành xe, hệ thống phanh, trục bánh xe.